Sinh mổ và những điều các bà mẹ cần nắm rõ

tháng 3 14, 2018 |
Sinh mổ hiện nay là giải pháp sinh nở được áp dụng nhiều nhất cho những ca sinh khó, sinh muộn. Giải pháp phẫu thuật giúp ca sinh nở thuận lợi hơn rất nhiều khi trực tiếp tiến hành phẫu thuật đưa trẻ ra ngoài mà không thông qua đường âm đạo của mẹ, hạn chế những rủi ro nguy hiểm như quấn nhau thai, thai nhi xoay ngược… có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và bé. Cập nhật ngay một số kiến thức cơ bản về phương pháp sinh mổ và cách chăm sóc cơ thể sau khi sinh mổ.

Sinh mổ
Hiện nay có rất nhiều bà mẹ chọn phương pháp sinh mổ

Thế nào là sinh mổ?

Hình thức sinh mổ thực hiện khi bác sĩ tiến hành thủ thuật đưa thai nhi ra khỏi tử cung người mẹ thông qua đường mổ ở bụng dưới. Ngay khi có cơn đau chuyển dạ, bác sĩ sẽ khám và đưa ra chuẩn đoán liệu người mẹ có thể sinh thường hay phải áp dụng sinh mổ. Ngoài ra nếu có rắc rối xảy ra trong quá trình sinh thường, các bác sĩ cũng sẽ lập tức chuyển sang hình thức “mổ cấp cứu” để đảm bảo an toàn.
Có 2 phương pháp gây tê trước khi tiến hãnh phẫu thuật là gây tê màng cứng hoặc gây tê cột sống để người mẹ không cần thấy đau đớn khi phẫu thuật, dù vẫn tỉnh táo để nhận biết trong suốt quá trình phẫu thuật. Ngoài ra những ca sinh nở nguy hiểm người mẹ sẽ được áp dụng hình thức gây mê hoàn toàn để đảm bảo ca sinh mổ diễn ra an toàn.
Sau khi sinh mổ xong, nếu cần bác sĩ có thể tiêm cho người mẹ mũi morphine để giảm đau sau 24 giờ sinh mổ. Ngoài ra có thể bác sĩ sẽ kê thêm đơn thuốc có thành phần giảm đau như acetaminophen… nếu cơn đau quá nhiều.
Việc sinh mổ được áp dụng đề phòng cho những trường hợp sinh khó, sinh thường có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng nhằm đảm bảo hạn chế mọi rủi ro có thể xảy ra cho mẹ và bé. Tuy vậy phương pháp sinh mổ dù giúp rút ngắn thời gian sinh con nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe về sau cũng như tồn tại nhiều điểm hạn chế, chỉ được áp dụng khi không thể sinh thường.

Cách thức thực hiện phương pháp sinh mổ

Nếu bạn thắc mắc các bác sĩ tiến hành sinh mổ như thế nào thì có thể hiểu rõ qua các bước sau:
– Y tá tiến hành làm sạch vùng bụng nơi thực hiện vết mổ (thường ở vùng đường bikini) để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
– Tiến hành gây tê hoặc gây mê.
– Truyền nước biển để đảm bảo cơ thể không mất nước, hoặc có thể dẫn ống thông niệu đạo để thoát nước tiểu.
Đau bụng khi mang thai những tháng đầu tiên có nguy hiểm không?
Đau bụng khi mang thai những tháng đầu tiên có nguy hiểm không?
Kể từ khi bắt đầu đậu thai cho đến suốt những tháng thai kì sau, nhiều bà bầu cho biết thường cảm nhận thấy những cảm giác đau, tức bụng, đau bụng dưới, đau lâm râm mà không rõ nguyên nhân vì sao. Đặc biệt trong 3 tháng đầu thai…
– Thực hiện tiểu phẫu, dùng dao cắt một đường vị trí phần dưới tử cung. Từ từ đưa đầu thai nhi qua vết rạch, thời gian diễn ra từ 5-10 phút. Nhau thai tiếp tục được lấy ra, thai phụ được tiêm thêm oxytocin để giúp tử cung co lại, hạn chế mất máu, cắt dây rốn và tiến hành khâu vết mổ.

Sinh mổ
Cách thức đưa thai nhi ra ngoài khi sinh mổ

– Bác sĩ tiến hành hút chất lỏng, nhầy dư thừa trong phổi của trẻ nếu có để trẻ thở được thuận lợi.
– Lau sơ người cho trẻ, gặp mặt cha mẹ trước khi chuyển sang giai đoạn chiếu đèn và lồng kính.

Khi nào cần chọn phương pháp sinh mổ?

Không phải vì e ngại phương pháp sinh thường có quá nhiều đau đớn mà các bà bầu có thể lựa chọn sinh mổ. Các bác sĩ khuyến cáo chỉ những trường hợp sinh khó, có vấn đề xảy ra trong quá trình sinh thường mới chuyển qua sinh mổ.
Một số trường hợp cần phải sinh mổ:
– Thai nhi có dấu hiệu bất thường trong quá trình chuyển da, cần được đưa ra ngoài kịp thời.
– Thai nhi nằm ở những tư thế bất thường, không thuận lợi cho sinh thường như tư thế ngược (chân ra trước), tư thế ngang, bị kẹt sâu trong vùng xương chậu không xoay được..
– Thai nhi kém phát triển trong tử cung, thiếu nước ối, có dấu hiệu suy thai.
– Thai phụ bị tiền sản giật, nhau tiền đạo, tăng huyết áp bất thường, chảy máu nhiều, bị bệnh tim khi mang thai, phát hiện đang mắc chứng bệnh có thể truyền nhiễm cho thai nhi nếu sinh thường như HIV, viêm gan, viêm nhiễm vùng kín…
– Xương chậu người mẹ hẹp, thai nhi biến dạng, kích thước quá lớn so với xương chậu của mẹ.
– Có dấu hiệu dây rốn chèn ép khiến trẻ bị thiếu oxy (sa dây rốn), vỡ tử cung, dây rốn bị phá vỡ sớm… có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
– Tim thai không tốt.
– Thời gian chuyển dạ vẫn kéo dài mà không có dấu hiệu tiến triển, áp dụng biện pháp giục sinh vẫn không hiệu quả.
– Thai phụ từng có tiền sử sinh khó, từng gặp tình trạng thai nhi chết trong tử cung nhiều…
– Mang thai đôi, thai ba, không thể tự sinh thường.
– Người mẹ đã từng sinh mổ trước đó hoặc đã từng phẫu thuật tử cung.

Chăm sóc sản phụ sau khi sinh mổ

Tuy thời gian thực hiện nhanh chóng nhưng thời gian phục hồi sau sinh lại mất nhiều thời gian hơn so với sinh thường. Tùy vào từng bệnh nhân mà thời gian phục hồi thường từ 3 ngày đến 6 tuần tại bệnh viện và nhà riêng. Nếu chăm sóc sai cách có thể ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của vết mổ, có thể khiến thời gian hồi phục kéo dài hơn.
Bà bầu bị phù chân có nguy hiểm không?
Bà bầu bị phù chân có nguy hiểm không?
Trong giai đoạn mang thai các bà mẹ thường hay gặp phải những vấn đề như đau lưng, nhức mỏi và đặc biệt là tình trạng phù chân. Hiện tượng phù chân rất phổ biến ở hầu hết ở các bà bầu, nhất là vào giai đoạn ba tháng cuối…

Sinh mổ
Nên lưu ý chăm sóc cơ thể đúng cách để vết mổ hồi phục tốt

Vận động nhẹ, nghỉ ngơi đúng cách
Trong quá trình hồi phục, người mẹ nên cố gắng vận động nhiều để tránh dính vết mổ, dính ruột, tắc mạch máu. Việc đi lại trong nhà, vận động nhẹ giúp chức năng cơ thể hồi phục nhanh hơn, hạn chế chứng táo bón, nguy cơ xuất hiện máu đông ở chân, tay, viêm phổi sau phẫu thuật.
Vệ sinh cá nhân
Đảm bảo giữ gìn cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là khử trùng vết mổ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây nhiễm trùng. Khi tắm hạn chế để nước hoặc xà phòng dây vào vết mổ.
Phòng tắm nên kín gió, tắm nước ấm, lau người hằng ngày và mặc quần áo dài tay vì đang ở giai đoạn ở cữ. Sau 3-4 ngày sinh có thể gội đầu nhanh với nước nóng, hạn chế tắm gội cùng lúc. Vệ sinh vùng âm đạo cẩn thận, 2-3 lần/ngày vì thời điểm này máu sinh, chất nhầy còn trong tử cung sẽ loại thải ra ngoài. Đảm bảo tránh nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa.
Kiêng cữ sau sinh mổ
Thời kỳ ở cữ người mẹ cần phải kiêng kị rất nhiều thứ, đặc biệt sau khi sinh mổ các mẹ càng phải hết sức lưu ý để đảm bảo sức khỏe được hồi phục nhanh chóng.
– Hạn chế ăn quá no, nên chia nhỏ bữa ăn bởi thành dạ dày và thành ruột vừa mới bị tác động của thuốc tê, dễ bị ức chế và hoạt động không hiệu quả. Điều này có thể gây tình trạng khó tiêu hóa, táo bón, đầy hơi.
– Không tắm nước lạnh do cơ thể còn yếu, không có đủ sức đề kháng dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công.
– Hạn chế nằm ngửa, dễ ảnh hưởng đến vất mổ. 6 giờ sau khi sinh, nên nằm thẳng, duỗi người, không kê gối để cơ thể nghỉ ngơi, chờ thuốc tê hết.
– Chế độ dinh dưỡng hạn chế thức ăn tanh, nhiều dầu mỡ, thịt bò, thịt gà, trứng… bởi có thể ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của vết thương, nguy cơ để lại sẹo. Đặc biệt các món ăn nên chế biết thanh đạm, không quá nặng mùi, cay nóng nhiều vì có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ, khiến trẻ bị dị ứng.
– Không nên quan hệ sớm thời gian ở cữ do tử cung, cổ tử cung chưa hồi phục hoàn toàn. Hạn chế nguy cơ bị viêm nhiễm.
Sinh mổ là giải pháp cần thiết cho những ca sinh khó, giúp trẻ ra đời được an toàn và khỏe mạnh. Các mẹ cần lưu ý trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể chăm sóc cơ thể đúng cách nếu gặp tình trạng sinh mổ.
Xem chi tiết